TÓM TẮT VỀ BUỔI GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ NGÀY 28/10/2022 “Giới thiệu giải pháp bảo quản sau thu hoạch đối với Rau – Hoa – Qủa”

Với chủ đề “Giới thiệu giải pháp bảo quản sau thu hoạch đối với Rau – Hoa – Qủa”, tối ngày 28/10/2022 vừa qua, CLB Đổi mới sáng tạo ngành rau – hoa – quả (HIC) đã mời đến diễn giả – kỹ sư Nguyễn Ngọc Cường – Trưởng phòng Nông nghiệp, Công ty CP TM&DV Sao Nam để chia sẻ kiến thức, giao lưu cùng với các Qúy vị đại biểu.

Đây được đánh giá là buổi talkshow thành công và thu hút được đông đảo mọi người tham gia, từ các thành viên trong và ngoài hệ thống hội viên của HIC.

 

Hầu hết các sản phẩm Rau – Hoa – Quả rất dễ hư hỏng, giảm chất lượng sau khi thu hoạch rất nhanh dẫn đến giảm giá trị sản phẩm. Song do đặc điểm của Rau – Hoa – Quả rất cồng kềnh và có những sản phẩm giá trị chưa cao. Vậy, lựa chọn vật liệu đóng gói và phương pháp bảo quản Rau – Hoa – Quả nào sau khi thu hoạch để đảm bảo chi phí và duy trì được chất lượng sản phẩm ở mức cao nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Với mỗi loại Rau – Hoa – Quả khác nhau và tùy theo đặc điểm của khí hậu và điều kiện tự nhiên tại khu vực mà người ta sẽ lựa chọn các vật liệu đóng gói phương pháp bảo quản sao cho phù hợp.

Vậy đâu là nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch Rau – Hoa – Quả?

Có những giải pháp đóng gói và công nghệ bảo quản nông sản nào mang lại hiệu quả cao?

Chuỗi bảo quản sau thu hoạch Rau – Hoa – Quả diễn ra theo trình tự nào?

 

Xuyên suốt bài trình bày, các nội dung được diễn giả chia sẻ bao gồm:

* Nguyên nhân gây tổn thất sau thu hoạch trong ngành nông nghiệp.

* Các giải pháp đóng gói và công nghệ bảo quản nông sản.

* Câu hỏi và trả lời.

Như chúng ta đã biết, nông sản sau thu hoạch thì tổn thất rất nhiều nếu không có quy trình bao gói, bảo quản phù hợp, do nhiều nguyên nhân: do quá trình sơ chế (gây dập nát, mầm bệnh), do vận chuyển (bị sốc nhiệt, độ ẩm cao), bảo quản (nhiễm vi khuẩn, bị côn trùng phá, thời gian bảo quản quá ngắn), đóng gói (bao bì không thoát được nước gây úng, không giữ rau được tươi lâu, gây ra mầm bệnh), lưu trữ tại nơi tiêu thụ (giảm chất lượng).

-> Thực tế ở Việt Nam, có vùng, hơn 40% rau quả thu hoạch không đến được tay của người tiêu dùng do khâu vận chuyển và bảo quản không phù hợp.

Tỷ lệ tổn thất nông sản càng cao ở các quốc gia nghèo, tại vì tiếp cận với các công nghệ bảo quản chưa tới, hoặc là do chi phí cho các thiết bị bảo quản cao, không có điều kiện để đầu tư.

 

ĐƠN VỊ CUNG ỨNG CÔNG NGHỆ: Công ty CP TM&DV Sao Nam có một số giải pháp công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho nông sản tươi.

Sơ đồ:

Thu hái – Sơ chế, xử lý nấm, vi sinh vật – Xử lý diệt công trùng – Xử lý ethylene – Đóng gói – Bảo quản lạnh – Làm chín.

Những lưu ý:

– Từ nơi thu hái, đến nơi sơ chế, quãng đường tối là nên là 60km, tại vì do sự chênh lệch nhiệt độ, khí hậu. Trong quá trình thu hái, nếu sơ chế được tại nơi thu hái thì tại nơi sơ chế quá trình này sẽ tốt hơn.

– Xử lý diệt công trùng: thường hóa chất diệt công trùng là mạnh.

– Xử lý ethylene: trái cây cắt ra khỏi cành và xuất khẩu, thường là khi thu hoạch phân loại, nếu lựa không kỹ, sẽ có những trái chín trước và trái chín sau, nếu để chung thùng, trái chín trước sẽ thải khí ethylene ra, làm trái chưa chín sẽ chín theo.

– Đóng gói: tùy theo thị trường vận tải, đóng 1-2 lớp để tránh bị đè dập.

– Bảo quản lạnh: Trái cây sau khi đóng gói đưa vào bảo quản lạnh để nhiệt độ lạnh vào được tâm trái, trái ngủ sâu thì sẽ đảm bảo vận chuyển thời gian dài ngày được.

* CÁC CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN NÔNG SẢN :

1. Công nghệ MAP (Modified atmosphere packaging)­

– Công nghệ bảo quản bằng màng bao gói khí quyển biến đổi Modified atmosphere packaging (MAP) là bao gói rau củ quả trong vật liệu chắn khí, trong đó môi trường khí được điều chỉnh để hạn chế quá trình hô hấp giúp rau quả tươi lâu hơn và vẫn đảm bảo giá trị cảm quan.

Túi GreenMAP được làm từ nhựa PE /LDPE kết hợp với một số chất phụ gia vô cơ như silica, zeolit, bentonit hoàn toàn không độc hại đối với sức khỏe con người. Hiện tại túi GreenMAP đã được thí nghiệm thành công cho hầu hết các loại rau quả giúp kéo dài thời gian bảo quản rau lên 14-15 ngày và trái cây lên 28-35 ngày; có nhiều kích thước dành cho xuất khẩu và bán lẻ; có thể làm từ nguyên liệu tự hủy theo yêu cầu khách hàng.

2. Giải pháp diệt nấm mốc trên trái cây an toàn và thân thiện môi trường.

Natacoat ® chứa phụ gia thực phẩm được FDA chấp thuận — Natamycin, được pha trộn với các vật liệu ăn được (như lớp phủ pho mát).

Nhúng nông sản tươi vào dung dịch pha loãng Natacoat sẽ tạo thành một lớp màng giống như sáp trên quả. Nó không chỉ kéo dài khả năng chống nấm mà còn ngăn ngừa mất nước khi xử lý sau thu hoạch.

3. Susaco – Giải pháp diệt khuẩn, diệt nấm hoàn toàn tự nhiên

Susaco là chất lỏng gốc nước, chứa Hypochlorous acid, một thành phần được tạo ra tự nhiên từ bạch cầu bên trong cơ thể con người, có khả năng diệt khuẩn hữu hiệu và ngay lập tức đối với nhiều loại vi trùng và vi khuẩn khác nhau, bao gồm các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm (như vi khuẩn O-157 (Enterohemorrhagic E.  coli), Salmonella…) và các loại nấm mốc, nấm men.

4. Giải pháp kiểm soát ethylene

– AnsiP:

Khóa Ethylene

Bám trên tế bào thụ cảm Ethylene

Làm chậm quá trình làm chín (lão hóa)

Dạng khí không màu không mùi

Không gây độc hại

Không có tồn dư

Thân thiện môi trường

– AnsiP-G dạng viên nén, 1 viên dùng cho 1 m3, trong không gian kho lạnh

Tan chậm trong nước

Độc quyền sáng chế

Tan chậm: Hiệu quả hơn với kho bảo quản có hệ thống lưu thông không khí.

Ứng dụng: trong kho bảo quản lạnh có không gian rộng.

– AnsiP-S dạng vải không dệt, 1 tấm dùng cho thùng 40 lít

Có thể cắt nhỏ Ansip-S khi cần bảo quản sản phẩm với kích thước nhỏ

Ứng dụng: Thích hợp với bất kỳ dạng đóng gói nào cũng như duy trì độ ẩm cho sản phẩm.

Cách dùng: xịt nước

Xịt nước để giữ ẩm tấm vải – Đặt tấm vải vào trong hộp đựng – Đóng hộp kín ít nhất 6 giờ

    Lưu ý: có thể để lâu hơn 6 giờ.

Phần tiếp theo của bài trình bày là mục diễn giả trả lời các câu hỏi của quý đại biểu đưa ra. Ví dụ:

Câu hỏi 1: Chúng tôi chuyên xuất khẩu thanh long qua bên Nhật, khi ở Việt Nam QC không có nấm, nhưng sang đến Nhật, 30 ngày sau thì thanh long bắt đầu nổi đốm trắng lên, vậy sản phẩm Natacoat có diệt được nấm đấy không?

Trả lời: Sản phẩm này xử lý nấm cho thanh long rất là tốt, natacoat khi dùng sẽ có màng bao lại trái tránh tái nhiễm. Nếu sử dụng sản phẩm của bên công ty, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể tận nơi để làm.

Câu hỏi 2: Cho em hỏi lúc rau củ quả đặc biệt là rau ăn lá thì cần xử lý như thế nào trước khi vận chuyển đến cửa hàng thực phẩm, có nên đựng vào túi PE có đục lỗ không, em đang xảy ra tình trạng rau bị dập, xếp chồng lên nhau nhiều?

Trả lời: Trong qúa trình vận chuyển mình đóng rất nhiều loại rau khác nhau, nguy cơ lây nhiễm chéo. Khi xếp chồng lên nhau dễ bị dập, và thối lá. Khi vận chuyển đường dài không nên rửa, ngâm quá lâu để chênh lệch nhiệt độ. Thu hoạch, vận chuyển cố gắng làm sao để ở cùng một dải nhiệt độ thôi, tránh trường hợp thu sáng giao chiều. Khi trưng bày ở nhiệt độ từ 6 – 10 độ C. Khi thời tiết mưa thì không nên thu hoạch.

Trên đây là một vài câu trả lời của diễn giả, và còn rất nhiều các câu hỏi hay đã được diễn giả Nguyễn Ngọc Cường chia sẻ đến mọi người. Chi tiết như trong youtube có link kèm dưới đây.

Thay mặt cho BTC, xin trân trọng cảm ơn sự nhận lời chia sẻ về chủ đề được nhiều đại biểu quan tâm tới ông Nguyễn Ngọc Cường.

Xin chân thành cảm ơn tất cả các Qúy vị đại biểu đã dành ra thời gian buổi tối quý báu để cùng lắng nghe, chia sẻ với chúng tôi. Sự tham gia của các quý đại biểu luôn là động lực để chúng tôi phát triển các chương trình của CLB HIC mỗi ngày một lớn mạnh, góp phần vào những lợi ích cho nền nông nghiệp nước nhà.

 

Link youtube của talkshow: https://studio.youtube.com/video/bBZt-n5BKAo/edit

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI TALK SHOW

* Nguồn: Ban truyền thông – HIC *

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận