KẾT QUẢ HỘI THẢO “Kết nối chuyển giao Công nghệ cho ngành sản xuất Hoa của Việt Nam”

Nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần lễ “Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo năm 2020” (Techdemo – Techmart – Growtech – Job fair – Startup) do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức diễn ra từ ngày 30/10 – 02/11/2020 tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Sáng ngày 30/10/2020 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Kết nối chuyển giao công nghệ cho ngành sản xuất hoa của Việt Nam”. Hội thảo do Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu Rau quả và Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng phối hợp tổ chức.Chủ trì hội thảo gồm: ông Phạm Đức Nghiệm – Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; PGS.TS Đặng Văn Đông- Phó Viện trưởng- Viện Nghiên cứu Rau quả; GS.TS Phạm Văn Cường -Phó giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và Bà Mai Hồng – Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại & Sản xuất Thiên Điểu; Điều phối viên Hiệp hội Hợp tác Kinh doanh Nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam.Hội thảo đã thu hút 194 đại biểu đến từ các đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Bộ Khoa học Công nghệ, Trung tâm khuyến nông, các Viện Nghiên cứu, Trường đại học, Các doanh nghiệp SX, kinh doanh, đầu vào đầu ra, các HTX, chủ trang trại, các nhà khoa học, đại diện ngân hàng, các cơ quan thông tấn báo chí…Từ CLB Đổi mới Sáng tạo ngành Rau, Hoa, Quả, đã có sự hiện diện của Bà Trần Hương Giang, ĐSQ Úc và 6 doanh nghiệp thành viên CLB.Từ 8h00 đến 9h00, các đại biểu tham dự hội thảo đã được tham quan mô hình nuôi cấy mô các loại hoa hoa chất lượng cao, mô hình sản xuất hoa lan hồ điệp, hoa địa lan ứng dụng công nghệ cao của Viện Nghiên cứu Rau quả.Tại hội trường C, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sau khi nghe phát biểu khai mạc hội thảo của ông Phạm Đức Nghiệm – Phó Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN; Phát biểu chào mừng của GS.TS Phạm Văn Cường- Phó giám đốc Học Viện Nông nghiệp Việt Nam; Hội nghị đã được chứng kết lễ ký kết hợp đồng gồm 5 phiên: Phiên 1: Ký kết chuyển giao công nghệ trồng hoa lily, hoa lan giữa Viện NC Rau quả với TT Ứng dụng TBKT Lào Cai; Phiên 2: Ký kết chuyển giao công nghệ trồng hoa lan hồ điệp, dưa lưới giữa Viện NC Rau quả với Công ty THNH Thiên trường 36 Thanh Hóa; Phiên 3: Ký kết hợp đồng 3 bên cung cấp gói phần mềm quản lý SX hoa giữa 3 bên: Viện NC Rau quả; Công ty Cổ phần công nghệ & thương mại Quốc tế Appa Group và Đại diện tổ nhóm SX Hoa Mộc Châu; Phiên 4: Ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng Chương trình phần mềm bác sỹ cho cây hoa giữa Viện NC Rau quảvà Công ty CP giải pháp thời tiết WeatherPlus; Phiên 5: Ký kết hợp đồng cung cấp gói tín dụng hỗ trợ dự án sản xuất hoa UD CNC giữa Ngân hàng BIDV với Viện NC Rau quả. Sau đó các đại biểu đã được nghe các ý kiến tham luận gồm: – Thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển ngành hoa của Việt Nam do TS. Nguyễn Văn Tỉnh – Giám đốc Trung tâm NC và phát triển hoa, cây cảnh trình bày.- Một số thông tin về ngành sản xuất hoa ở Hà Lan, cơ hội hợp tác phát triển ngành sản xuất hoa ở Việt Nam do Bà Mai Hồng – Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại & Sản xuất Thiên Điểu; Điều phối viên Hiệp hội Hợp tác Kinh doanh Nông nghiệp Hà Lan – Việt Nam, trình bày.- Kết quả ứng dụng gói giải pháp Nông nghiệp thông minh Appa Smart Farm cho các HTX trồng Rau, hoa tại Mộc Châu, do ông Phạm Hữu Việt – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ và TM Quốc tế Appa Group, trình bày.- Kế hoạch nâng cấp dịch vụ nhà nông xanh, giúp kết nối các chủ thể trong ngành sản xuất kinh doanh cây hoa ở Việt Nam. Do ông Nguyễn Ngọc Quang – GĐ chiến lược Công ty Cổ phần giải pháp thời tiết WeatherPlus, trình bày.- Kết quả và bài học kinh nghiệm trong việc liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp trong sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tại Công ty Cổ phần Châu Giang (Hải Phòng) – do TS. Đặng Quang Bích – Chủ nhiệm dự án SX hoa ứng dụng CNC,trình bày.- Kết quả hợp tác liên kết giữa Cơ quan khoa học, HTX và nông dân trong phát triển sản xuất hoa chất lượng cao ở Mộc Châu, Vân Hồ do ông Đỗ Tràng Tâm – Chủ tịch Hội nông dân xã Mường Sang huyện Mộc Châu, trình bày.Sau 6 báo cáo tham luận trên, hội nghị đã nghe thêm 8 ý kiến thảo luận khác từ đại diện của HTX trồng Hoa Xuân Quan, Công ty Cổ Phần Toàn Cầu, Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam- Hàn Quốc, Chi Nhánh ngân hàng BIDV Gia Lâm, Trung tâm UDTB Kỹ thuật Hải Dương, Công ty TNHH Điện lạnh Quang Thắng, Hội sinh học TP Hà Nội. Đặc biệt hội nghị đã được nghe 2 phát biểu, tâm sự rất ấn tượng của anh Phan Ngọc Oanh – (một xã viên tuối đã ngoài 60- của HTX hoa Xuân Quan -Hưng Yên) và chị Nguyễn Hải Linh (một cán bộ mới ở tuối ngoài 20 – GĐ marketing Công ty TNHH cơ điện lạnh Quang Thắng) (thành viên câu lạc bộ Đổi mới sáng tạo ngành Rau, Hoa, Quả), những ý kiến tâm huyết của họ đã truyền thêm ngọn lửa đam mê, lòng nhiệt huyết cho các đại biểu tham dự hội nghị về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đối mới sáng tạo trong ngành Nông nghiệp nói chung và ngành hoa nói riêng. Từ việc đi thăm quan thực tế cho đến các tham luận, thảo luận, hội nghị “Kết nối chuyển giao công nghệ cho ngành sản xuất hoa của Việt Nam” đã rút ra được 1 số vấn đề sau:+ Tiềm năng và nhu cầu sản xuất hoa của Việt Nam là rất lớn, người Việt Nam rất yêu hoa, chúng ta hoàn toàn có cơ hội để đưa Việt Nam thành cường quốc xuất khẩu hoa.+ Trong những năm qua được sự hỗ trợ của nhà nước (Bộ KH&CN, Bộ NN&PTNT, Ủy ban nhân dân các tỉnh/TP, Các cơ quan khoa học Việt Nam đã nghiên cứu tạo ra được nhiều giống hoa có chất lượng cao, xây dựng được các quy trình, công nghệ tiên tiến và đã kết nối chuyển giao được cho rất nhiểu các tổ chức cá nhân trong cả nước, từ đó ngành hoa đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng, diện tích hoa trong 10 năm tăng 6,6 lần, sản lượng tăng 17,6 lần, từ chỗ các loại hoa cao cấp chúng ta phải nhập nội 100% đến nay chúng ta không những sản xuất đáp ứng nhu cầu, còn xuất khẩu mỗi năm xấp xỉ 80 triệu USD.Tuy nhiên sản xuất hoa vẫn còn nhiều bất cập, đó là: ngành sản xuất hoa còn non trẻ, trình độ khoa học công nghệ so với nước khác chưa cao, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; nhiều giống hoa, nhập nội không có bản quyền; cạnh tranh SX hoa quyết liệt trên thị trường thế giới; biến đổi khí hậu ngày càng khó dự đoán, các thiên tai, dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp và đặc biệt sự liên kết trong sản xuất hoa còn lỏng lẻo.Chính từ những lý do, để giúp ngành hoa phát triển xứng tầm, phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam xuất khẩu 1 tỷ USD về cây hoa, hội nghị cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoa một số vấn đề sau: 1- Cần xây dựng 1 để án phát triển cây hoa, trong đó có quy hoạch một số vùng sản xuất chuyên canh, đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng, xây dựng một số mô hình trình diễn sản xuất hoa, ứng dụng công nghệ cao để làm cơ sở nhân ra diện rộng.2- Tiếp tục đầu tư cho công tác chọn tạo giống, nghiên cứu hoàn thiện quy trình khép kín từ nghiên cứu đến sản xuất, thị trường tiêu thụ về lĩnh vực hoa.3- Chú trọng và tăng cường hơn nữa mối liên kết, kết nối chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại ngành hoa.4- Tiếp tục nghiên cứu và đẩy mạnh việc chuyển giao ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất hoa như hệ thống IoT cho tưới nước tiết kiệm, phân bón hợp lý, bác sỹ cho cây hoa… 5- Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, sản xuất hoa, phục vụ trong nước và xuất khẩu, có những cơ chế cụ thể rõ ràng hơn, giống như đối với 1 số đối tượng cây trồng được ưu tiên khác. Có thể nói hội thảo “Kết nối chuyển giao Công nghệ cho ngành sản xuất Hoa của Việt Nam”đã mang lại thành công rất tốt đẹp, đúng với mục tiêu ban đầu đề ra. PGS.TS Đặng Văn Đông – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Rau Quả.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận