TÓM TẮT VỀ BUỔI TRUYỀN THÔNG NGÀY 05/8/2022: “TƯ DUY VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP”
TÓM TẮT VỀ BUỔI TRUYỀN THÔNG NGÀY 05/8/2022
“TƯ DUY VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP”
Với chủ đề “TƯ DUY VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP”, tối ngày 05/8/2022 vừa qua, CLB Đổi mới sáng tạo ngành rau – hoa – quả (HIC) đã mời đến TS. Hoàng Sĩ Thính – Giảng viên Khoa Kế toán & Quản trị Kinh doanh – Học viện Nông nghiệp Việt Nam chia sẻ kiến thức, giao lưu cùng với các Qúy vị đại biểu, đây là một chủ đề rất được quan tâm và đón nhận.
HIC đã tổ chức thành công talkshow với chủ đề “TƯ DUY VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP”. Chương trình đã thu hút sự góp mặt của đông đảo thành viên trong và ngoài hệ thống hội viên của HIC và lần giao lưu này có điểm đặc biệt đó là có sự tham gia của Anh Shinichi Satomura người Nhật – một người nói tiếng Việt rất giỏi.
Làm thế nào để có vốn cho sản xuất kinh doanh luôn là câu hỏi khó với nhiều cá nhân và tổ chức, trong đó có cả nông dân và các HTX nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, huy động vốn không khó, cái khó trước hết nằm ở khả năng hiểu về vốn, đặc tính của các nguồn vốn, và những điều kiện để vốn có thể tự chảy về.
Buổi thảo luận của CLB HIC đã hướng tới gợi mở tư duy về huy động vốn, từ đó giúp các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) dễ dàng hơn trong triển khai huy động vốn hiệu quả.
Bài trình bày của Tiến sĩ Hoàng Sĩ Thính chủ yếu xoay quanh 5 nội dung:
- Vốn là gì, vốn để làm gì, và huy động vốn như thế nào?
- Tại sao người ta đưa tiền vốn cho mình?
- Những nơi/cách thức để mình có thể tìm vốn.
- Những thứ căn bản nên duy trì cho tư duy huy động vốn.
- Một ví dụ về cách giải quyết tình trạng thiếu vốn.
Nội dung 1: Vốn là gì, vốn để làm gì, và huy động vốn như thế nào?
Câu trả lời cho câu hỏi vốn là gì có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, vốn có thể là tiền mặt cũng đúng, nhưng trên khía cạnh quản lý tài chính, vốn là giá trị của tất cả những tài sản mà chúng ta, một doanh nghiệp, một HTX hay một cá nhân có.
Vậy từ định nghĩa vốn là gì, chúng ta đã trả lời được cho câu hỏi “vốn để làm gì?” Vốn để chúng ta đầu tư vào các cái tài sản mà chúng ta cần phải có trong doanh nghiệp. Đấy là cái việc mà DN cần đến vốn, chi tiêu cho các tài sản và trang trải cho các khoản chi phí.
Chúng ta huy động vốn bằng nhiều con đường ngoài vốn là tiền mặt, phổ biến là con đường nhìn vào tài sản (tài sản ngắn hạn và dài hạn), hai là con đường nhìn vào nguồn huy động. Các nguồn tiền mà bạn có thể huy động (nguồn hình thành vốn) là:
– Vay, nợ, chịu, các chi phí chưa chi tiền (nợ vay ngắn hạn, nợ nhà cung cấp, trì hoãn trả lương, khấu hao, vay dài hạn …).
– Huy động vốn góp (vốn chủ sở hữu): Vốn góp, cổ phần, lợi nhuận giữ lại.
Có hai câu hỏi dành cho các đại biểu được diễn giả đưa ra:
– Lợi ích của việc sử dụng nợ vay là gì?
Lợi ích điển hình là giải khát được tình trạng chúng ta thiếu vốn, đặc biệt là thiếu tiền mặt. Ngoài ra, còn một lợi ích khác rất là hay mà trong thuật ngữ tài chính gọi là lá chắn thuế.
– Tầm quan trọng của lợi nhuận và tiền mặt trong kinh doanh?
Trong tài chính người ta ví lợi nhuận như là dinh dưỡng của cơ thể, còn tiền mặt được coi như là không khí. Vậy nên phần lớn các DN, HTX sụp đổ là do họ thiếu tiền mặt chứ không phải thiếu lợi nhuận, cho nên việc quản lý tài chính, đặc biệt là quản lý lượng tiền mặt có trong DN trở lên vô cùng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Tất nhiên nói như vậy không có nghĩa là ta xem nhẹ cái lợi nhuận, nếu không có lợi nhuận, thì dần dần DN sẽ không thể phát triển được và nó có thể lụi tàn.
Nội dung 2: Tại sao người ta đưa tiền (đầu tư) cho mình?
Nếu đơn vị nào trả lời được câu hỏi này, khả năng được đầu tư từ đối tác là rất cao, còn nếu chính mình mà chưa trả lời được câu hỏi này thì chưa nên huy động vốn, chỉ khi nào mình trả lời chắc chắn với câu trả lời thì công cuộc huy động vốn mới khả thi hơn.
Trên thế giới thì câu trả lời sẽ là: Vì mình đem lại lợi ích cho “người ta” (nhà đầu tư). Lợi ích có thể tạm chia theo hai hướng:
– Lợi nhuận và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được (Phải trả lời được câu hỏi: Mô hình kinh doanh của mình tạo ra giá trị gì, như thế nào?).
– Lợi ích xã hội: Ngoại ứng tích cực mà mình tạo ra cho xã hội.
- Hướng đầu tư theo lợi nhuận và rủi ro:
Người ta đầu tư cho mình vì mình có thể tạo ra lợi nhuận và rủi ro.
Gía trị khách hàng mà bạn có thể tạo ra cho khách hàng qua đổi mới và sáng tạo trong sản phẩm. Ba cấp độ giá trị của một sản phẩm/dịch vụ là:
– Sản phẩm cốt lõi: Chức năng chính của sản phẩm dịch vụ.
– Sản phẩm hiện hữu: Hình dáng và các tính năng đi kèm.
– Sản phẩm hoàn thiện: các chính sách đi kèm – thanh toán, bảo hành, giao hàng, chỉ dẫn sử dụng, kết nói và quan tâm đến lợi ích xã hội…
Ví dụ cụ thể là dưa lưới vua (crown melon) Nhật Bản đắt đến mức độ như vậy (bán đấu giá $22,500):
– Là một loại dưa hảo hạng về chất lượng (giá trị cốt lõi).
– Đẹp không tì vết, với quy trình chăm sóc, tuyển chọn, đóng gói, bán hàng “không tưởng” (hiện hữu) (chăm sóc quả dưa vô cùng kỹ lưỡng).
– Khuếch chương ở các hội chợ khủng bằng những hoạt động hướng tới cao cấp vượt trội (Sản phẩm hoàn thiện).
- Người ta đưa tiền cho mình vì các lợi ích xã hội mà mình tạo ra:
– Sản phẩm/dịch vụ của mình tạo ra ngoại ứng tích cực cho xã hội.
– Bảo tồn và cải thiện bản sắc văn hóa và truyền thống.
+ Sản phẩm địa phương (OCOP, chỉ dẫn địa lý).
+ Phát triển du lịch bản địa.
– Ai đầu tư?
Một ví dụ về hướng đầu tư này là Logo và nhãn hiệu sữa tắm không dùng nước của Mr. Ludwick (Một nam giưới trẻ tại Châu Phi).
Và còn rất nhiều các vấn đề, các câu hỏi được diễn giả và các vị đại biểu trao đổi, thảo luận sôi nổi cùng nhau.
Buổi talkshow đã kết thúc thành công tốt đẹp, mọi người cùng nhau lắng nghe, trao đổi, tương tác với diễn giả rất sôi nổi.
Ban tổ chức xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Hoàng Sĩ Thính đồng hành cùng chúng tôi trong suốt buổi talkshow để đưa đến các quý vị đại biểu những thông tin bổ ích áp sát các nội dung đã được đề ra trước đó.
Xin chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu đã lắng nghe và rất mong được gặp mọi người vào ngày 12/8 này!
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG BUỔI TALK SHOW
Nguồn: Ban truyền thông – HIC